Vấn đề về bảo tồn động vật hoang dã

Vấn đề về bảo tồn động vật hoang dãTheo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có khoảng 4.700 con gấu đang được nuôi trong các trại tư nhân, hơn 50 con hổ đang được nuôi sinh sản tại Bình Dương, hàng trăm con trăn, rắn, cá sấu đang được nuôi ở nhiều trang trại của ĐBSCL... Ngoài ra, người dân đã nuôi voi ở Đắc Lắc, sao la, hươu sao ở Nghệ An từ lâu đời. Đây là những cơ sở “nuôi bảo tồn” hay “nuôi thương mại”?






Vấn đề về bảo tồn động vật hoang dã

Theo ông Trần Đăng Trung, người có hàng chục năm quản lý thú nuôi ở Thảo Cầm viên TP Hồ Chí Minh, cho biết: tại khu nuôi thú dữ của TCV phải luôn luôn sẵn sàng biện pháp khẩn cấp khi có thú dữ xổng chuồng. Đó là những liều thuốc mê cực mạnh để bắn ra khi gặp sự cố. Trong khi các hộ nuôi thú hoang dã hiện nay còn rất chủ quan, một liều thuốc mê cũng không có. Nhiều người nuôi gấu lấy mật giàu lên nhưng không dầu tư chuồng trại kiên cố, không sắm công cụ xử lý khẩn cấp. Họ cho rằng: thú dữ nuôi nhốt đã “thân quen” với người, có thể dạy dỗ được, điều khiển được nên chủ quan với bản năng hoang dã của chúng. Năm 2006, một con gấu nuôi ở Thủ Đức (TP HCM) xổng chuồng đã tấn công giết chết ông chủ; ở Bình Chánh, một phụ nữ bị gấu nuôi cắn đứt hai tay... Tất cả đều do chủ quan, cẩu thả khi nuôi thú dữ.

Việc nuôi thú hoang dã, quý hiếm để nhân giống bảo tồn càng đòi hỏi phải có quy trình chặt chẽ. Trước hết, phải xác định gen AND của từng cá thể, đặc biệt những con đầu dòng, để khẳng định chúng có “thuần chủng” không, vì nếu, dùng những con lai tạp để nhân giống thì không có ý nghĩa về mặt bảo tồn giống. Thú bố mẹ phải có nguồn gốc, thú con đẻ ra phải có gia phả. Đây là quy định nghiêm ngặt của tổ chức CITES và Vườn thú Quốc tế. Chính vì vậy, hơn 40 con hổ đang nuôi trong 3 trại tư nhân ở Bình Dương, mặc dù sinh sản tốt nhưng chưa thể xếp vào “dòng thuần chủng” để bảo tồn vì chúng chưa hề được xác định AND. Chúng không có nguồn gốc rõ ràng, lại được phối giống, lai tạo một cách ngẫu nhiên theo cảm tính.

Các văn bản của Nhà nước không hề cấm tư nhân, cá thể nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang dã, quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, điều bất cập là “tư nhân nuôi gấu” đã thành phổ biến, còn “tư nhân nuôi hổ” chưa được phép. Ở đây cần khẳng định, chủ trương của Nhà nước là “khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển động vật rừng nguy cấp, quý hiếm”. Tất nhiên, các trại này phải có thiết kế xây dựng chuồng nuôi thú vững chắc, kiên cố, đúng tiêu chuẩn, và phải được kiểm soát chặt chẽ về quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng. Trên thực tế, các cơ quan chức năng Nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và các địa phương chưa làm hết trách nhiệm như chưa hướng dẫn cụ thể các quy định pháp luật cho các hộ nuôi thú hoang dã, chưa tổ chức tập huấn đầy đủ các quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, nhân giống các động vật hoang dã, quý hiếm. Vì vậy, một chủ trương rất đúng của Nhà nước là “xã hội hoá” việc bảo tồn các động vật hoang dã, quý hiếm đã gặp rất nhiều cản trở ở các địa phương.
Nguồn: sưu tầm
(baovedongvathd) - Vấn đề về bảo tồn động vật hoang dã
Vấn đề về bảo tồn động vật hoang dã Vấn đề về bảo tồn động vật hoang dã Reviewed by Keke on tháng 10 05, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.