Cứu hộ động vật hoang dã và những bất cập

Cứu hộ động vật hoang dã và những bất cậpGiải cứu động vật hoang dã khỏi các vụ buôn bán bất hợp pháp đã gian nan. Nhưng giúp những loài động vật hoang dã sau khi được giải cứu khỏi phải chết dần, chết mòn trong các trung tâm cứu hộ và khi thả về với tự nhiên còn khó khăn hơn nhiều.

cứu hộ động vật hoang dã

Cứu hộ động vật hoang dã và những bất cập

Gần 20 năm hoạt động, với chức năng cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản, tổ chức nghiên cứu khoa học, phục vụ tham quan, học tập, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) tại thôn Đồng Doi, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn đã tổ chức phân loại, tiếp nhận cứu hộ tổng số 755 vụ với gần 100 loài, gồm 18.681 cá thể và 3.645kg rắn các loại. Trong đó có nhiều loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB, IIB và ĐVHD thuộc phụ lục I, Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Bình quân mỗi năm, trung tâm tiếp nhận khoảng 40-50 vụ với hơn 983 cá thể và 192kg rắn các loại.
Tuy nhiên, đánh giá về nhiệm vụ của trung tâm so với chức năng được giao, Giám đốc Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội, ông Ngô Bá Oanh cho rằng: Hiện tại, trung tâm mới thực hiện tốt một nửa chức năng là cứu hộ, còn nhiệm vụ phục hồi, tái thả ĐVHD về với tự nhiên không được hiệu quả. Lý giải về điều này, ông Oanh cho biết, ĐVHD là vật chứng của vụ án chỉ có quyết định tịch thu và thả về tự nhiên sau khi vụ án kết thúc. Từ năm 2009 đến nay, trung tâm còn tồn đọng 119 vụ án chưa được xử lý, hàng trăm ĐVHD đang chờ quyết định của các nhà chức trách để được tái thả về tự nhiên. Nhiều ĐVHD quý hiếm bị lưu giữ lâu ngày tại trung tâm cứu hộ, chuồng trại hạn hẹp, điều kiện sống không phù hợp nên bị chết, nhiều nhất là loài rắn. Ngoài ra, kéo dài thời gian nuôi trong trung tâm cứu hộ còn khiến động vật mất dần tập tính hoang dã và giảm khả năng sinh tồn khi được trả về với tự nhiên.
Để thực hiện tốt công tác bảo tồn, ông Oanh cho rằng, diện tích các khu bảo tồn cần phải bảo đảm tương đối phù hợp với môi trường sinh thái ngoài tự nhiên. Trong đó phải có khu bán hoang dã như: rừng cây, hồ, suối… để ĐVHD có không gian phục hồi lại tập tính hoang dã như săn mồi, trú ẩn, chạy trốn… Tuy nhiên, hiện tại diện tích của trung tâm chỉ rộng 1ha, hầu hết các loài động vật nuôi nhốt trong chuồng, trên nền gạch, bê tông, không có nhiều không gian tự nhiên cho chúng phục hồi. “Dự án mở rộng trung tâm lên thành 13ha đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt đầu năm 2013, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai vì thiếu kinh phí”, ông Oanh cho biết thêm.
Từ thực tế trên, các chuyên gia về ĐVHD kiến nghị, nên bổ sung vào quy định của pháp luật về vật chứng là ĐVHD còn sống thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm sau khi bắt giữ cần được lập hồ sơ xác định tên loài, số lượng, lưu lại hình ảnh rồi tiến hành tái thả về tự nhiên chứ không phải chờ đến khi vụ án kết thúc, có quyết định tịch thu. Đồng thời nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tại các trung tâm bảo tồn để làm tốt công tác cứu hộ, phục hồi và tái thả ĐVHD về tự nhiên.
Nguồn: sưu tầm
(baovedongvathd) - Cứu hộ động vật hoang dã và những bất cập
Cứu hộ động vật hoang dã và những bất cập Cứu hộ động vật hoang dã và những bất cập Reviewed by Keke on tháng 8 25, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.