Tinh thần trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã

Tinh thần trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã. Mặc dù gần đây việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã tăng lên, nhưng vẫn còn lý do để hy vọng.

trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã

Tinh thần trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã

Bảo vệ động vật hoang dã nghe có vẻ như một yêu cầu “xa xỉ” ở những vùng mà bản thân con người còn đang phải vật lộn với chiến tranh, nạn đói hay dịch bệnh, song thực chất nạn buôn lậu động v ật hoang dã không kiểm soát được còn thực sự gây ra bạo lực, khi mà tiền thu được từ việc săn trộm thường được sử dụng vào các mạng lưới tội phạm tài chính và vũ khí, do đó gây mất ổn định thêm nữa trong vùng. Nạn buôn lậu động vật hoang dã cũng đe dọa cả an ninh kinh tế. Nhiều vùng mà ở đó săn bắn trộm thịnh hành lại chính là những vùng phát triển nhờ du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Việc có ít động vật hoang dã hơn để du khách tham quan cùng với bạo lực tăng lên đã làm giảm đi khả năng phát triển và tồn tại của vùng với tư cách là một điểm du lịch hấp dẫn. Buôn bán bất hợp pháp cũng làm chuyển hướng dòng tiền khỏi các kinh doanh hợp pháp và thay vào đó lại trao tiền mặt vào tay tội phạm, làm chậm sự phát tr ển kinh tế.

Tê giác đang bị đe dọa

Việc bị giết hại bởi bọn săn bắn trộm đang làm tiêu hao nhiều quần thể các loài động vật hoang dã khác, trong đó có tê giác. Được trời “phú” cho một cái sừng (và đây cũng chính là “vận đen” của loài tê giác) mà giá của nó cao gấp 5 lần so với giá vàng ở một số khu vực ở Đông Á, loài động vật này được coi là mang chiếc chén thánh của thị trường chợ đen ở trên trán như một vật trang trí.

Ba loài tê giác - loài Sumatra, loài Java và loài tê giác đen - nay đang ở tình thế cực kỳ nguy kịch, và tê giác Ấn Độ cũng được liệt vào loài bị đe dọa. Tê giác Sumatra đang cố níu kéo sự tồn tại khi số lượng của nó giảm đi nhanh hơn so với bất kỳ loài hiện hữu nào khác. Trong khoảng 20 năm qua, bọn săn bắn trộm đã giết đi quá nửa quần thể tê giác Sumatra của thế giới, khiến chúng trở thành loài tê giác có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên Trái Đất. Theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF), nhu cầu về sừng tê giác đã dẫn đến cái chết của ít nhất 1300 con tê giác mỗi năm. Giá trị trên thị trường chợ đen của sừng tê giác chủ yếu bắt nguồn từ niềm tin lâu đời từ bài thuốc dân gian đông y, rằng nó có thể làm hạ sốt và chữa được các bệnh khác nữa. Thị trường sinh lợi này cứ tồn tại mãi, mặc dù đã có bằng chứng là sừng tê giác không hề có giá trị chữa bệnh. N ăm 1983, trong một cố gắng nhằm giáo dục cộng đồng, WWF đã tài trợ cho một chương trình nghiên cứu về “các lợi ích y tế” nổi tiếng của sừng tê giác. Như đã trông đợi, nghiên cứu này đã chứng minh một cách thuyết phục rằng nó không hề có tác dụng. 

Loài voi trong cơn khủng hoảng

Sự đau lòng của việc giết động vật hoang dã để buôn bán bất hợp pháp được gói gọn trong hình ảnh một con voi con buồn thảm như mất hồn không chịu rời bỏ voi mẹ đã bị sát hại của nó. Dẫu rằng mẹ nó đã bị biến dạng méo mó, trương phềnh và bốc mùi uế khí, con voi con vẫn quanh quẩn bên mình mẹ cho đến khi chết vì đói hay bị sư tử ăn thịt. Con voi con thực sự không thể sống thiếu mẹ nó.

Là loài vật có cảm xúc, voi sống lệ thuộc nhiều vào sự tiếp xúc, và chúng cũng là loài rất dễ xúc động theo cả hai chiều hướng buồn thương và vui mừng. Loài voi biết biểu lộ niềm vui khi một chú voi con ra đời cũng như biết đem chôn và thương tiếc khi một con đáng yêu trong đàn bị chết. Khi chúng đi ngang qua những chiếc ngà bị bọn săn trộm vứt lại, chúng thường dùng vòi nhặt lên và mang theo những chiếc ngà đó quanh quẩn trong khu vực. 

Nạn giết hại voi và việc tịch thu các ngà voi buôn lậu đã tăng đến đỉnh điểm trong những năm gần đây và đạt tới mức cao nhất trong thập kỷ. Nhà thống kê của CITES, Kenneth Burman, mới đây đã phát biểu trên chương trình truyền hình National Geographic rằng, “rất có thể” bọn săn trộm đã giết hại ít nhất 25 000 con voi châu Phi trong năm qua. Con số thực tế có thể còn cao gấp đôi. Với nhu cầu ngà voi tăng lên, những bọn săn trộm được trang bị vũ khí đến tận răng đang tàn sát cả đàn một lúc, cũng như bất cứ ai cản đường chúng.

Loài hổ chênh vênh

Hổ là loài lớn nhất trong số các “mèo lớn” (những loài khác là sư tử, báo (leopard) và báo đốm (jaguar)). Thân dài có thể tới 13 feet (3,96 m) và nặng có thể tới 660 pound (300 kg), hổ có thể nhảy xa gần gấp đôi chiều dài thân của nó và bơi được đến 4 dặm (6,4 km), đôi khi còn kéo theo cả con mồi. Một loài mà có thời từng lang thang khắp Nam Á cho tới tận nước Nga, ngày nay hổ hoang dã chỉ còn sống ở Ấn Độ, và ở một số khu vực thuộc Đông Nam Á và SiberiaVào đầu những năm 1990, quần thể hổ của thế giới được ước tính là trên 100 000 con. Ngày nay, 97% của quần thể này đã bị xóa sổ, chỉ còn lại dưới 3200 con. Trong số 8 loài hổ ban đầu, ba loài đã tuyệt chủng: hổ Bali, hổ Caspi và hổ Java. Việc giết hổ để lấy da, xương và các bộ phận cơ thể khác cung cấp cho thị trường chợ đen là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự suy giảm quần thể hổ.

Tinh thần trách nhiệm

Việc cứu các loài hổ, tê giác và voi, và nhiều loài khác đang có nguy cơ tuy ệt chủng, đòi hỏi sự hợp tác vượt qua biên giới quốc gia. Các cá nhân và các tổ chức khắp thế giới đang đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết này để hành động nhằm bảo tồn động vật hoang dã. Bằng cách nâng cao nhận thức, đề ra các giải pháp và giảm thiểu nhu cầu, những nhóm nhỏ dân chúng đang tạo ra các tác động lớn nhằm ngăn chặn làn sóng buôn lậu động vật hoang dã.
Nguồn: sưu tầm

(baovedongvathd) - Tinh thần trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã
Tinh thần trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã Tinh thần trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã Reviewed by Keke on tháng 8 24, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.