Thảm kịch buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã
Thảm kịch buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã. Trong cuộc sống ít có cảnh tượng nào buồn thảm hơn hình ảnh còn
lại sau hành động buôn lậu động vật hoang dã: Một con tê giác chết
nằm nghiêng sóng sượt với một lỗ thủng ở trán, nơi trước kia là chiếc
sừng; một con hổ máu me đầm đìa mà lớp da lông vằn rực rỡ của nó
đã bị lấy trộm; hoặc một con voi bị xẻ phanh phần mặt và chiếc vòi
hùng dũng một thời của nó đã bị lấy mất.
Thảm kịch buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã
Nạn giết hại voi, tê giác và hổ để lấy ngà, sừng và bộ da lông đã đạt
đến mức độ nguy kịch trong những năm gần đây. Ở Nam Phi, 448
con tê giác đã bị giết hại trong năm 2011 — một sự gia tăng quá lớn từ
chỗ chỉ 13 con bị giết năm 2007. Từ đầu năm 2012, chỉ riêng ở
Cameroon đã có hơn 250 con voi bị giết bởi bọn săn trộm qua biên giới
được trang bị đầy đủ vũ khí. Ở Ấn Độ, hiện đang dâng lên một làn
sóng giết hổ gắn liền với sự gia tăng nạn săn bắn trộm và buôn lậu các
bộ phận cơ thể hổ.
Ngoài việc bị giết để lấy thịt, động vật hoang dã còn bị giết để lấy các
bộ phận cơ thể của chúng. Các bộ phận này được dùng làm thuốc dân
gian châu Á và cho các mục đích trang trí. Chẳng hạn, sừng tê giác
được dùng làm cán dao găm và thuốc chữa sốt, ngà voi được dùng
làm các đồ trang sức rẻ tiền, và da lông hổ được may áo và các phụ
kiện đi kèm.
Đó là sự thực đáng phê phán của thị trường chợ đen buôn
bán động vật hoang dã, một nghề làm ăn thâm nhập khắp nơi, mà tổ
chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu, một tổ chức phi lợi nhuận
chuyên điều tra và báo cáo về tội phạm xuyên quốc gia, đánh giá rằng
lợi nhuận hằng năm của nó khoảng từ 7,8 tỷ đô-la đến 10 tỷ đô-la, chỉ
đứng sau các thị trường chợ đen về vũ khí và ma túy. Việc săn bắt
trộm — đánh bẫy, giết hại hoặc bắt giữ bất hợp pháp động vật hoang
dã — là có liên quan đến các dạng buôn bán bất hợp pháp khác. Thực
tế là các tội phạm này thường dính líu với nhau, khi mà những kẻ
buôn lậu phân nhánh ra thành buôn lậu động vật để che dấu việc
buôn bán ma túy của chúng, khiến cho việc thực thi pháp luật càng
trở nên phức tạp hơn.
Việc buôn bán các động vật hoang dã sống đang có nguy cơ tuyệt
chủng và các sản phẩm làm từ chúng – bao gồm cả tê giác, hổ và voi –
đã bị cấm theo Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động thực vật
hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) năm 1977, thế nhưng thị
trường chợ đen vẫn phát triển mạnh như trước. Bất chấp những biện
pháp thực thi pháp luật trong phạm vi một nước, nạn buôn bán này
vẫn lan tràn như một bệnh dịch toàn cầu, trong đó, một động vật
hoang dã bị giết ở rừng rậm châu Phi có thể có đích đến là các nhà
hàng và các cửa hiệu ở châu Á.
Khi bọn săn trộm giết thịt một động vật hoang dã để lấy một bộ phận
thân thể nhất định của con vật, như sừng của tê giác, xương của hổ
hay ngà của voi, thì thiệt hại vượt xa cá thể con vật đó. Việc buôn bán
bất hợp pháp động vật hoang dã có thể tàn sát cả một quần thể loài,
đe dọa an ninh trong vùng, đem theo những rủi ro về sức khỏe cho
các cộng đồng người và khiến cho toàn bộ hệ sinh thái bị suy thoái
Một câu tục ngữ của của dân Mỹ bản xứ
đã nói: “Không phải chúng ta
thừa hưởng Trái Đất từ ông bà tổ tiên chúng ta, mà chúng ta vay
mượn nó từ con cháu chúng
ta”. Với tình trạng hiện nay
của Trái Đất, chúng ta phải
làm mọi th
ứ với hết sức mình
để trả món nợ
đó cho các thế
hệ tương lai – với cả phần lãi
nữa. Chúng ta có bổn phận
trao lại cho con em mình sự
phong phú của các nguồn lợi
tự nhiên, bao gồm đầy đủ cả
đội ngũ các động vật hoang dã
mà ta được thừa hưởng hôm
nay.
Nguồn: sưu tầm
(baovedongvathd) - Thảm kịch buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã
Thảm kịch buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã
Reviewed by Keke
on
tháng 8 24, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: